(bài giảng Kỹ năng tư vấn pháp luật – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
(bài giảng Kỹ năng tư vấn pháp luật – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
– Tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng, để đạt được mục đích của giai đoạn này là ký được Hợp đồng tư vấn
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động tư vấn PL
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên
– Tư vấn PL theo giờ: Phiếu yêu cầu tư vấn
Chú ý: mặc dù ghi là Phiếu nhưng đây vẫn là 1 loại hợp đồng
– Tư vấn PL theo vụ việc: Hợp đồng tư vấn PL theo vụ việc
– Tư vấn PL thường xuyên: Hợp đồng tư vấn PL thường xuyên. Chủ yếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
– Thu thập, đánh giá và xử lý thông tin về vụ việc
– Tư vấn về căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc
– Sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ vụ việc: thông thường sắp xếp theo thứ tự thời gian của hồ sơ
– Xây dựng các phương án giải quyết vụ việc
– Dự báo toàn diện về những thuận lợi, khó khăn của từng phương án
– Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc (dự kiến về thời gian, nhân sự, kinh phí)
– Dự thảo các văn bản thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng (văn bản/hợp đồng ủy quyền; văn bản khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh; văn bản hành chính, …)
a. Một số lưu ý đối với người đại diện theo ủy quyền
– Nắm chắc các quy định của PL liên quan đến nội dung ủy quyền
– Nắm chắc các căn cứ thực tiễn để thực hiện quyền, nghĩa vụ được ủy quyền
– Không thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng ngoài phạm vi được ủy quyền (về nội dung và thời gian ủy quyền)
b. Một số lưu ý khi thực hiện quyền, nghĩa vụ theo ủy quyền của người khiếu nại
– Nên từ chối làm đại diện cho những khách hàng có biểu hiện không tốt về đạo đức hoặc có biểu hiện quá khích
– Nên chứng thực giấy ủy quyền tại UBND cấp xã
– Cần chú trọng thực hiện các quyền, nghĩa vụ bằng văn bản
– Cần chú ý sử dụng phương tiện kỹ thuật: chụp hình, ghi âm, quay video
Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)
– Trường hợp Văn bản cho ý kiến pháp lý về vụ việc: gồm 3 phần
+ Phần mở đầu: lý do, yêu cầu của khách hàng, chuyên gia
+ Phần nội dung: tóm tắt, đánh giá, định hướng giải quyết
+ Phần kết luận: chốt lại vấn đề, chữ ký của người đại diện PL của tổ chức hành nghề tư vấn PL
– Trường hợp Bảng trả lời câu hỏi: lập bảng với các thông tin:
– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bản thẩm định, đánh giá, cho ý kiến pháp lý đối với vụ việc: hình thức văn bản cần có 3 phần là Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết thúc
– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bảng trả lời câu hỏi: hình thức: kẻ bảng chia ô
Giảng viên: thầy Nguyễn Đăng Nghị (luật sư)
Giảng viên: thầy Vũ Văn Cương (Giám đốc TT Tư vấn PL-ĐH Luật HN)
– Tìm hiểu khách hàng, nội dung vụ việc
– Tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng
– Thỏa thuận, ký Hợp đồng tư vấn
– Cá nhân, pháp nhân ủy quyền có quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL
– Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền có đủ điều kiện theo quy định của PL (Khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015)
+ tùy theo các quy định tại Điểm đ) khoản 1 Điều 3 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị xử phạt có quyền thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính và thực hiện giải trình về vi phạm hành chính, nhưng không quy định cụ thể về điều kiện của người đại diện
+ Luật xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định về việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, bị xử phạt được ủy quyền cho pháp nhân thực hiện các việc nêu trên
+ Điểm a) khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: người đại diện theo ủy quyền của người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Giao dịch ủy quyền được xác lập tự nguyện và không thuộc các trường hợp PL cấm hoặc không cho phép:
+ Luật tố cáo cũng không quy định về việc người tố cáo được ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo
+ Luật khiếu nại, Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức không quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức, được ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại
+ Khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch quy định: trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch
+ Điểm b) khoản 1 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng: cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp PL quy định khác
Giảng viên: cô Nguyễn Thị Bích Hồng (Ths)
– Có kỹ năng trong giao tiếp, thương lượng
– Nguyên tắc: hài hòa lợi ích của các bên
+ theo độ phức tạp của vụ việc: chú ý nêu bật lợi ích của khách hàng đạt được khi ký Hợp đồng tư vấn
Lưu ý: chi phí có thuế GTGT hay không?
b. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng tư vấn
– Có thể áp dụng theo Thông tư 01/2011 quy định về thể thức trình bày các loại văn bản hành chính thông dụng
c. Kỹ năng ký kết hợp đồng tư vấn
– Lưu ý thẩm quyền người ký kết hợp đồng: phải là người đại diện theo PL, hoặc người được ủy quyền hợp pháp
– Số bản của Hợp đồng: tùy theo khách hàng yêu cầu, ít nhất 2 bản
– Lưu ý về khả năng thanh toán của khách hàng. VD khách hàng nhờ tư vấn về phá sản
Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)
– Hai phương tiện của giao tiếp:
+ ngôn ngữ: rõ ràng, rành mạch, khi nói cần có tiết tấu, âm lượng vừa phải
+ phi ngôn ngữ: hình thức, dáng điệu, cử chỉ, cách bắt tay, nét mặt, ánh mắt, thái độ
+ tay phải sạch sẽ, nếu bị ra mồ hôi tay cần lau sạch, khô trước khi bắt tay
+ tư thế bắt tay: giữ khoảng cách vừa phải với khách hàng, người hơi cúi về phía khách hàng để thể hiện sự nhiệt tình
+ bắt tay chặt vừa phải, tránh bắt quá chặt, tránh “lắc lắc” khi bắt tay
+ thời gian bắt tay vừa bằng thời gian chào hỏi
+ người sẽ chủ động đưa tay ra trước khi bắt tay: người già, cấp trên, người được giới thiệu, phụ nữ
+ khi mới gặp cần tươi cười, sau đó thể hiện sự điềm đạm, nếu gặp chuyện buồn cần thể hiện sự chia sẻ với khách hàng
+ nhìn giao thoa với khách hàng
+ nên nhìn bao quát khách hàng, không nên nhìn chằm chằm vào khách hàng
+ không nên nhìn ra ngoài, không nên nhìn 1 điểm
+ đúng mực: không phải thấy người “sang” mà vồn vã, không thấy người “nghèo” mà tỏ ra kém nhiệt tình
– Chu trình lắng nghe: mong muốn thấu hiểu khách hàng:
Tập trung ==> Tham dự ==> Hiểu ==> Ghi nhớ ==> Hỏi đáp ==> Phát triển
+ chăm chú, không làm việc riêng
+ lắng nghe chọn lọc, phân tích
– Kỹ năng ngắt lời khi khách hàng nói quá nhiều:
+ chờ khách hàng nói hết câu, hết đoạn, rồi xin lỗi và ngắt lời, hướng đến những vấn đề cụ thể
+ trường hợp khách hàng không biết diễn đạt, có thể đề nghị diễn đạt giúp khách hàng bằng việc tóm tắt lại ý của khách hàng
– Vừa nghe vừa phải ghi chép: nên biết kỹ năng tốc ký
– Cần ghi chép chính xác, đầy đủ thông tin
– Gạch chân những đặc điểm cần lưu ý
– Tóm lược lại diễn biến vụ việc, có thể sử dụng bảng như sau:
– Đặt các câu hỏi để tìm hiểu đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc và mong muốn của khách hàng:
Ví dụ: khách hàng muốn tư vấn về ly hôn, có thể lập bảng câu hỏi như sau:
– Thông tin cá nhân của vợ, chồng: nơi ở, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế
– Vợ có đang mang thai không (với vụ việc người chồng muốn ly hôn)
– Nguyện vọng của con đối (kể cả với con dưới 7 tuổi trở lên, nếu có)
+ có tài sản chung nào, có giấy tờ chứng minh không
+ nguồn gốc của tài sản chung đó
+ có tài sản riêng nào, có giấy tờ chứng minh không