Giao Dịch Viên Shb

Giao Dịch Viên Shb

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của SHB.

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của SHB.

Kỹ năng cần có để trở thành một giao dịch viên SHB thành công

Không phải ai làm vị trí giao dịch viên tại SHB cũng có thể thăng tiến theo như ước vọng. Tùy vào năng lực và quyết tâm cao độ và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc mà giao dịch viên được xem xét tăng bậc. Để nắm vững lộ tình thăng tiến của nghề này, bất cứ giao dịch viên nào cũng phải đáp ứng tốt các điều kiện sau:

Có tầm nhìn xa và ý chí quyết tâm thực hiện ước mơ

90% cơ hội thành công là dựa vào định hướng rõ lộ trình phát triển công việc và sự quyết tâm thực hiện chúng. Nếu người giao dịch viên SHB chỉ mãi giới hạn mình làm việc trong quầy giao dịch thì đó là một sự thiệt thòi lớn. Đó là cái nhìn thiển cận, sẽ khiến người nhân viên thụt lùi về phía sau trong khi bộ máy hoạt động ngân hàng đang ngày một tăng tốc phát triển. Một ngày nào đó, họ sẽ tự đào thải chính mình.

➤ Xem ngay: Tố chất và kỹ năng cần thiết của một giao dịch viên là gì?

Có định hướng rõ ràng trên đường thăng tiến

Vị trí giao dịch viên chưa phải là đích đến mà là sự khởi đầu đầy thách thức. Lộ trình nghề nghiệp này rộng thênh thang chứ không hề nhỏ hẹp. Tiếp sau sự khởi đầu này là những vị trí vô cùng hấp dẫn: từ sau năm thứ 2 giao dịch viên có thể trở thành kiểm soát viên. Đến năm thứ 4 tùy vào năng lực mà ngân hàng SHB xét lên vị trí Trưởng hoặc phó phòng Dịch vụ khách hàng.

Sau năm thứ 7 trở đi, từ vị trí Trưởng phòng, người giao dịch đã có thể lên đến Phó giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh dễ dàng nếu bạn vẫn còn giữ lửa đam mê công việc. Vì thế, cơ hội thăng tiến của giao dịch viên SHB luôn rộng mở cho những ai quyết tâm theo đuổi ngành nghề của mình.

Chịu được áp lực cao trong mọi hoàn cảnh

Người giao dịch ngân hàng là người phải chịu áp lực từ mọi phía, nếu như vượt qua, họ sẽ dễ dàng thăng tiến. Đó là những áp lực từ phía khách hàng, doanh nghiệp, áp lực từ cấp trên: tính chính xác đến từng con số, thông tin, khả năng đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, tuân thủ đúng quy trình giao dịch…

➤ Bạn có biết: Sự thật sau ánh hào quang mang tên "rủi ro giao dịch viên".

Áp lực công việc là điều bất cứ giao dịch viên nào cũng phải trải qua

Ngoài ra, áp lực về thời gian là điều kinh khủng nhất, giao dịch viên ngân hàng SHB phải chạy đua với thời gian để có thể hoàn thành chỉ tiêu trong thời gian sớm nhất có thể. Đây là điều bất cứ ai khi bước vào làm ở vị trí này đều phải tìm hiểu và nhận thức rõ ràng ngay từ đầu mới có thể tiến xa hơn trên ngành nghề mình đã chọn.

Nhận thức tốt về thu nhập giai đoạn đầu

Đây là vấn đề nhạy cảm nhất của một giao dịch viên SHB. Thông thường khi mới vào vị trí này, 1, 2 năm đầu thường là thời gian để học hỏi và trải nghiệm thực tế nên mức lương không mấy hấp dẫn. Vì thế để phát triển đường dài, nhân viên không nên quá coi trọng thu nhập của mình với những ngành nghề, vị trí khác mà hãy tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc. Chỉ vài năm tiếp sau, nếu làm tốt lương của bạn sẽ như mong đợi, gấp 2, 3 lần mức lương khi mới vào làm là chuyện thường thấy của nghề giao dịch viên này.

Hiện nay, với xu thế cạnh tranh khốc liệt trong ngành, các ngân hàng tăng cường đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thông qua hình ảnh giao dịch viên. Đây cũng chính là cơ hội để người giao dịch, đặc biệt là giao dịch viên SHB phát huy khả năng của mình, giúp tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.