Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.
Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.
Dưới đây, THANHMAIHSK sẽ giới thiệu đến các bạn một số tài liệu tự học chữ Hán thông qua phương pháp Chiết tự chữ hán với file PDF.
Chúc các bạn tìm được sự hứng thú với chữ Hán và hãy theo dõi THANHMAIHSK để học phần nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!
Hãy đăng ký ngay để nhận được “ƯU ĐÃI KHỦNG” từ THANHMAIHSK nhé!
* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
- Muốn biết chữ Nôm hình thành ra sao thì việc đầu tiên là phải biết nguồn gốc của chữ Hán. Trong cuốn “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (NXB Thế Giới, 1997), tác giả Lý Lạc Nghị cho biết: “Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự ngữ tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á.
Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Dựa trên các hiện vật khai quật được, chữ viết trên các mảnh xương thú vật được gọi là chữ giáp cốt, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết (Hán) ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.
Ở Việt Nam, từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X, dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. “Nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán”, cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết trong cuốn “Đại Nam Dật Sử - Sử ta so với sử Tàu” (NXB Khoa học Xã hội, 2019).
Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, ví như học giả Đào Duy Anh nhận định trong cuốn “Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” (NXB Hà Nội, 1975). Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Theo Wikipedia, trong cụm từ “chữ Nôm” thì “chữ” và “Nôm” đều có gốc Hán.
Từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm (của người Việt) trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong “văn tự”). Nôm nghĩa là Nam 南 (trong “phía nam”). Tên gọi “chữ Nôm” chỉ thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt. Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Ví dụ, chữ 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là “bán” và có nghĩa là “một nửa”; chữ Nôm (cũng viết như thế) cũng đọc là “bán” nhưng lại hiểu theo nghĩa là bán trong “mua bán”. Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như chữ “mệt” được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt. Hay như chữ “trời” được ghép bởi chữ thiên 天 (trời) và thượng 上 (ở trên).
Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta. Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học, khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến sùng bái chữ Hán nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, còn bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.
Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Bởi vậy, khối tài liệu Hán - Nôm của khoảng 10 thế kỷ đang bảo quản trong các cơ quan lưu trữ, các thư viện bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu lịch sử, sách báo... chưa được khai thác hết.
(10) Bao trái trên trước tới trong rồi dưới
Thuộc nằm lòng 10 khẩu quyết này sẽ giúp bạn viết đúng chữ Hán một cách nhanh chóng.
Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.
Một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến. Một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào.
Đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến và nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”
Thương Hiệt liền nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?
Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát các loại sự vật và vẽ ra hình dáng theo đặc trưng, từ đó đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành).
Các bạn có thể tham khảo cách nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự như sau:
Thơ ca luôn là thứ dễ đi vào lòng người, nói cách khác là khiến ta dễ thuộc và nhớ rất lâu. Vì vậy mà khi nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự, người ta đã để chiết tự đi cùng với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc mô tả lại thành phần trong chữ Hán.
Từ đó, rất nhiều câu thơ hay đã được ra đời, nhiều câu đã trở nên kinh điển đối với người học tiếng Trung. Cùng THANHMAIHSK tìm hiểu một số câu thơ đó nhé:
Ví dụ 1: Chiết tự chữ 富 fù (chữ Phú – giàu có)
Ruộng vườn một khoảnh, quanh năm dư thừa”.
=> Giải thích: Chữ Phú bao gồm: Bộ Miên 宀 (Mái nhà), chữ Nhất 一 ( Một), chữ 口 ( Miệng) và chữ 田 ( Ruộng đất). Như vậy ngôi nhà này chỉ có 1 người, ruộng đất lại dư thừa mang ý thể hiện sự phú quý.
Ví dụ 2: Chữ 想 Xiǎng Chữ Tưởng – nhớ, nghĩ)
Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”
=> Giải thích: Chữ Tưởng bao gồm: chữ Mộc 木 ( Cây), chữ Mục 目 ( Mắt) và chữ Tâm 心 ( Tấm lòng). Ý chỉ một người đang hướng lòng mình nhớ tới người nào đó.
Ví dụ 3: Chữ Tử 子 Zi ( Con, đứa bé)
“Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đành nảy nét ngang”
=> Giải thích: Chữa liễu 了 là chỉ người con gái thân hình mảnh mai như cây liễu (mượn âm liễu, cây liễu: 柳 ), mà có “nảy nét ngang” thành chữa Tử 子 là con
Nhìn xa phương ấy chờ mong người về”
=> Chữ Khán gồm chữ Thủ 手 ( Tay), dưới là chữ Mục 目 ( Mắt). Chữ Thủ được viết chéo đè trên chữ Mục giống như bàn tay đang che mắt.
Ví dụ 5: Chữ Kiển 囝 Jiǎn ( Đứa trẻ) – Người Mân Nam gọi con là “Kiển”
Trai không lọt vào sao lại có con”
=> Đây là một câu thơ vui để dễ nhớ chữ, chữ Jian bao gồm bộ Vi 囗 bao bên ngoài bộ Tử 子 ( Đứa trẻ)
Chữ Hán bao gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng. Việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta viết được chữ, tra từ điển, và làm các công việc liên quan đến dịch thuật…
214 bộ này chủ yếu là chữ tượng hình, và hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Do đó thông thường, có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
Không nhất thiết phải học thuộc 214 bộ thủ, bạn chỉ cần ghi nhớ một số các bộ thủ cơ bản thường gặp. Sai lầm của nhiều bạn mới học là cố gắng học thuộc hết 214 bộ thủ 1 lúc. Như vậy các bạn sẽ rất dễ quên.
Cách hữu hiệu hơn đó là học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng cắm đầu cắm cổ luyện viết trong vô thức, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không.
Một số ví dụ học chiết tự qua bộ thủ:
Gồm bộ miên (宀 mái nhà) + bộ thỉ (豕 con lợn)
=> Trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà.
Gồm bộ: Mộc (木 gỗ) + Mễ (米 gạo) + Nữ (女 phụ nữ).
=> Tòa nhà được làm bằng gỗ (木) phải có gạo (米) để ăn và người phụ nữ (女) chăm lo cho gia đình.
房: Bộ hộ (户 hộ gia đình) + phương (方 phương hướng).
=> Căn phòng của các hộ gia đình ở tứ phương.
间 Gian: Phòng có cửa (门) và ánh sáng (日) chiếu vào.
大: Các bạn tưởng tượng giống 1 người, dang tay, dang chân, rất là to lớn, có nghĩa là đại – to lớn.
学: Bao gồm bộ: 3 chấm thủy + bộ mịch (冖dải lụa) + bộ tử (子trẻ con)
=> Thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học.