Đối với học viên đã biết lái xe xúc:
Đối với học viên đã biết lái xe xúc:
+ Học viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam.
+ Học viên có độ tuổi trên 18 trở lên.
+ Có đủ trình độ văn hóa và sức khỏe theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Thời gian để lấy được chứng chỉ xe nâng phụ thuộc vào bạn học lái từ đầu hay đã biết lái. Vấn đề này bạn hoàn toàn yên tâm, vì trung tâm cấp chứng chỉ nhanh nhất, đảm bảo cho các bạn học viên có sớm chứng chỉ để đi thuận tiện cho công việc.
Bất kỳ doanh nghiệp hoặc đối tượng nào có sử dụng xe xúc lật cũng cần có Chứng chỉ Vận hành xe xúc. Để hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc tìm hiểu các quy định về Chứng chỉ Vận hành xe xúc lật tại đây.
Ngoài việc có tay nghề cao thì chứng chỉ lái máy xúc là điều kiện bắt buộc để người lao động được nhận vào làm.
Người lao động phải học và thi lấy chứng chỉ tại các đơn vị được Nhà nước cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Tránh mua và sử dụng chứng chỉ giả.
Các doanh nghiệp cần phải nghiêm ngặt trong việc kiểm tra chứng chỉ vận hành khi xét tuyển nhân viên lái máy.
Không nên lách luật ký hợp đồng với nhân viên máy xúc không có chứng chỉ vận hành máy.
Nếu nhân viên vẫn chưa có chứng chỉ thì chủ doanh nghiệp phải phối hợp với các trường dạy nghề tổ chức các khóa học cấp chứng chỉ máy xúc ngay cho nhân viên.
Tham khảo: Khoản 2 điều 11 Thông tư số 02/2012/TT-BLĐTBXH
“Thợ lái máy xúc đào, máy gạt phải có đủ các tiêu chuẩn sau”
2.1. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để điều khiển máy do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
2.2. Đã được đào tạo và có chứng chỉ sử dụng về các loại máy này do các tổ chức đào tạo có thẩm quyền cấp;
2.3. Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn”.
Quy định xử phạt về việc người lái máy xúc không có chứng chỉ vận hành
Nếu không có bằng, chứng chỉ vận hành máy đào bánh xích, người vận hành và người quản lý vận hành phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt khi các cơ quan thẩm quyền kiểm tra.
Ngoài ra, khi điều khiển xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ mà không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển thì có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ với cá nhân. Và từ 12.000.000 – 16.000.000 VNĐ đối với cơ quan tổ chức.
Điều kiện để tham gia khóa học thi chứng chỉ lái máy xúc:
Là công dân Việt Nam đủ từ 16 tuổi trở lên
Có đủ sức khỏe cũng như ý thức để có thể hoàn thành công việc được giao
Học lấy chứng chỉ, bằng lái máy đào trong thời gian bao lâu?
Tùy theo nhu cầu của người học muốn nhận bằng hay chứng chỉ lái máy xúc (vận hành máy thi công nền)
Với người đã có kinh nghiệm lái máy xúc thì chỉ cần đăng ký thi lấy chứng chỉ tại các đơn vị được cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Nếu thi đạt bài thi, người lao động sẽ nhận được chứng chỉ từ 03 – 05 ngày.
Với người chưa có kinh nghiệm thì phải tham gia khóa đào tạo từ 03 – 09 tháng tại các đơn vị được cấp phép. Sau đó sẽ thi kết thúc khóa học và nhận được chứng chỉ ngay sau khi đậu kỳ thi.
Yêu cầu đối với bằng: Có hai loại bằng hệ trung cấp và hệ cao đẳng
Hệ trung cấp: tham gia khóa học đào tạo trong thời gian 18 tháng tại các đơn vị được cấp phép. Thi kết thúc khóa học và nhận được bằng trung cấp vận hành máy thi công nền sau khi đậu kỳ thi.
Hệ Cao đẳng: Đào tạo chuyên sâu trong thời gian học từ 2.5 – 03 năm. Thi kết thúc khóa học và nhận bằng cử nhân vận hành máy thi công nền.