Hội An ở đâu? Mặc dù khá nhiều du khách đã từng thấy qua các hình ảnh đẹp đẽ về phố Hội nhưng vẫn còn ít người chưa biết vị trí chính xác của Hội An là ở đâu? Bài viết này, Thuê xe Hana sẽ giúp bạn làm rõ thông tin vị trí, các thắng cảnh tiêu biểu ở phố Hội nhé!
Hội An ở đâu? Mặc dù khá nhiều du khách đã từng thấy qua các hình ảnh đẹp đẽ về phố Hội nhưng vẫn còn ít người chưa biết vị trí chính xác của Hội An là ở đâu? Bài viết này, Thuê xe Hana sẽ giúp bạn làm rõ thông tin vị trí, các thắng cảnh tiêu biểu ở phố Hội nhé!
Trước khi đi sâu vào phần giải đáp Hội An ở đâu, hãy cùng điểm qua một vài thông tin nổi bật về phố Hội nhé! Ít ai ngờ rằng, trước đây, Hội An còn có một tên gọi khác là Faifo. Tên gọi này được sử dụng bởi các thương nhân Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16, 17. Bước sang thế kỷ 17, tên gọi này được nhiều thương nhân trên thế giới biết đến và gọi hơn. Nhiều năm sau đó, Faifo mới dần được đổi tên thành Hội An như bây giờ.
Phố cổ Hội An được biết tới là một cảng thị truyền thống ở đất Việt. Nơi đây lưu giữ hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán đến giếng cổ, mộ cổ…Phần lớn các ngôi nhà ở phố Hội đều được xây dựng dựa theo kiến trúc truyền thống. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố còn có các công trình kiến trúc tôn giáo xưa. Những công trình này đều minh chinh chó sự hình thành, phát triển và sự suy tàn của phố thị. Các hội quán, đền miếu ở phố cổ Hội mang đậm dấu tích của người Hoa xưa.
Bên cạnh các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ được cả một nền văn hóa phi vật thể. Điển hình nhất là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian và lễ hội văn hóa. Thế giới cũng công nhận rằng, Hội An là bảo tàng sống về kiến trúc cũng như văn hóa đô thị xưa. Đây cũng là điểm lôi cuốn du khách phương xa khám phá những điều tuyệt vời ở đô thị này!
Hội An ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Phố cổ Hội cách Đà Thành bao xa? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung tiếp theo của bài viết, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Hội An ở đâu? Nên khám phá điều gì khi tới Hội An? Phố Hội từ lâu đã nổi tiếng với hàng nghìn di tích độc đáo và nhiều địa điểm tham quan văn hóa, check in tuyệt đẹp. Nổi bật trong số đó là các thắng cảnh dưới đây:
Nhắc đến Hội An, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh chùa Cầu đúng không? Công trình kiến trúc độc đáo này đã được in trong tờ 20.000 VNĐ. Chùa Cầu hay còn được gọi với cái tên là chùa Cầu Nhật Bản.
Bởi lẽ, xưa kia, ngôi chùa này được xây dựng bởi các thương gia người Nhật. Bởi vì chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa nên chùa hiện tại đã trải qua 2 – 3 lần trùng tu. Các chi tiết kiến trúc Nhật Bản cũng vì thế mà dần mai một. Thay vào đó, bạn sẽ thấy chùa có nhiều nét kiến trúc đậm chất Việt và Trung.
Chùa Cầu có dáng chữ Công. Mặt cầu được xây dựng bằng ván gỗ cong và bắt liền qua con lạch của dòng sông Hoài. Phần mái chùa uốn cong mềm mại và được chạm trổ với rất nhiều họa tiết độc đáo. Phần sườn cầu ở chùa còn có một ngôi miếu nhỏ. Được biết, ngôi miếu này hiện tại đang thờ thần Bắc. 2 đầu miếu có đặt 2 nhóm tượng khỉ và chó.
Một số hình ảnh đẹp về chùa Cầu:
Khi giới thiệu về Hội An ở đâu? Nên khám phá điều gì ở phố thị này thì chắc chắn phải nhắc đến nhà cổ Tấn Ký. Dành cho những ai chưa biết thì ngôi nhà cổ này đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia. Nhà cổ này từng là nơi đón tiếp rất nhiều các Nguyên thủ quốc gia, chính khác trong và ngoài nước.
Nhà cổ Tấn Ký tính đến thời điểm hiện tại đã hơn 150 tuổi. Kiến trúc của nhà cổ có sự kết hợp đồng thời giữa Việt – Nhật và Hoa. Bạn có thể thấy điều này rõ ràng qua các hình ống đặc trưng, thanh ngang và các thanh dọc trong kiến cấu ngôi nhà.
Trải qua hàng trăm năm, nhà cổ Tấn Ký hiện tại vẫn còn giữ nguyên được các điểm sáng về kiến trúc xưa. Cách bài trí bên trong nhà cổ cũng thể hiện rõ lối sống của chủ nhân trước đây. Vậy nên, khi tham quan nhà cổ, bạn không chỉ chiêm ngưỡng được nét kiến trúc độc đáo. Mà bên cạnh đó, bạn còn hiểu thêm về lối sống của người dân dưới thời Hội An hưng thịnh.
Đọc thêm: Thuê xe Limousine Đà Nẵng cần lưu ý điều gì?
Hội quán Phúc Kiến tiếp tục là một đáp án tuyệt vời cho câu hỏi Hội An ở đâu? Có gì hay để khám phá? Hội quán Phúc Kiến được biết tới là một công trình tiêu biểu ở Hội An thành. Hội quán cũng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Tiền thân của hội quán này là một gian miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vị thần này là người phù hộ cho ngư dân, thương nhân ở thương cảng Hội An xưa an toàn và thuận lợi buôn bán, làm ăn trên biển.
Hội quán được xây dựng bởi đồng bào người Hoa Kiều xưa. Đến thời điểm hiện tại, hội quán đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Tuy vậy, diện mạo của hội quán vẫn uy nghiêm, khang trang và đẹp đẽ như xưa. Cổng của hội quán Phúc Kiến là địa điểm check in yêu thích của rất nhiều bạn trẻ.
Nằm gần với hội quán Phúc Kiến còn có một số hội quán nổi danh khác như:
Làng rau Trà Quế nằm một bên dòng sông Cổ Cỏ êm đềm. Làng nghề truyền thống này đã có hơn 300 năm tuổi. Điểm dừng chân này cho phép các du khách có rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn như:
Đến làng nghề này, du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon như:
Giải đáp: Hội An đi Bà Nà mất khoảng bao lâu?
Cù Lao Chàm cũng là một đáp án tuyệt nhất cho những ai chưa biết Hội An ở đâu? Nên khám phá điều gì khi tới phố Hội? Cù Lao Chàm được đánh giá là một quần thể đảo gồm có 1 đảo chính và 8 hòn đảo nhỏ. Diện tích của hòn đảo này lên đến 15km. Đảo nằm gần với phố cổ Hội. Cù Lao Chàm đặc biệt hút khách du lịch gần xa bởi nét đẹp hoang sơ, hệ sinh thái động thực vật đa dạng.
Thời điểm khám phá Cù Lao Chàm tốt nhất cho bạn là từ tháng 5 – tháng 7. Trải nghiệm tuyệt nhất ở Cù Lao Chàm có lẽ là lặn ngắm san hô. Trước kia, bạn chỉ có thể thấy động vật dưới nước và san hô ở trên tivi thì giờ đây, các du khách đã có thể tự mình chứng kiến, chạm vào. Chắc chắn rằng, những trải nghiệm này sẽ thật khó quên trong lòng mỗi người.
Phố cổ Hội An ở đâu? Qua những thông tin trên bài, tin rằng các bạn đã tìm thấy đáp án. Có thể khẳng định rằng, phố cổ Hội luôn là điểm du lịch hot và đáng để bạn tới trải nghiệm. Nếu có thời gian, đừng quên lên lịch trình và ghé thăm phố cổ Hội nhé!
Xem thêm: Giá thuê xe 16 chỗ từ Đà Nẵng đi Hội An Bao nhiêu?
Em hãy điền những từ hay cụm từ vào chỗ trống về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.
a. sắt b. trâu bò c lâm sản
d. biển e. thuyền buôn f. sản xuất nông nghiệp
g. lúa h. khoáng sản i. đánh cá
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là ................. Họ trồng.......................... trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng ................... và sức kéo của...................... Chăm-pa nổi tiếng về các loại....................... như vàng, bạc, hổ phách,... và nhiều ........................... quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là.......................................... Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. ........................ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề …………… và trao đổi sản vật với................đến từ nước ngoài.
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.
Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).
Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.
Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.
Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.