Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc 4 Tốt

Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc 4 Tốt

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt-Trung, tiếng Trung: 中越關係) là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thể chế chính trị và có quá trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử, cũng như các cuộc xung đột qua lại. Một chính trị gia Việt Nam tóm gọn mối quan hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".[1]

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt-Trung, tiếng Trung: 中越關係) là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thể chế chính trị và có quá trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử, cũng như các cuộc xung đột qua lại. Một chính trị gia Việt Nam tóm gọn mối quan hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".[1]

Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 18-20/8/2024, là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa hai nước trong năm nay, có tác động to lớn đối với xu thế phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian dài tiếp theo.

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tiến hành thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên sau khi đảm nhiệm cương vị mới thể hiện sự coi trọng, ưu tiên hàng đầu của cả hai bên trong việc củng cố và phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau hơn 30 năm thực hiện bình thường hóa, đặc biệt là sau hơn 15 năm kể từ khi thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008 đến nay đã có những bước tiến nhanh chóng và ngày càng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực.

Sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022 và chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023, hai bên đã nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, mở ra chương mới cho quan hệ song phương.

Từ đầu năm 2024 đến nay, quan hệ hai nước duy trì đà phát triển tích cực, không khí hợp tác lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Hai bên đều đánh giá quan hệ song phương đang ở mức độ sâu sắc, toàn diện, thực chất nhất từ trước đến nay.

Trong đó, tiếp xúc cấp cao và các cấp từ Trung ương đến địa phương được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt, qua đó góp phần tăng cường tin cậy chính trị và tạo xung lực mới cho các cấp, các ngành hai bên. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã có hai đoàn Lãnh đạo chủ chốt gồm Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Trung Quốc. Ngoài ra, một số Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo nhiều bộ ngành, địa phương Việt Nam đã thăm Trung Quốc. Hai bên cũng mở ra các lĩnh vực hợp tác mới, thiết lập thêm cơ chế trao đổi thường niên ở cấp cao giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.

Vừa qua, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thể hiện tình cảm, sự trân trọng đặc biệt trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm có điện chia buồn; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến viếng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh; cử Đại diện đặc biệt là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh sang dự Lễ viếng tại Hà Nội.

Gam màu sáng trong bức tranh thương mại Việt - Trung

Nửa đầu năm 2024, bức tranh thương mại Việt Nam - Trung Quốc chứng kiến nhiều gam màu sáng, với những con số ấn tượng như kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 94,5 tỷ USD; số dự án FDI nửa đầu năm nay tiếp tục đứng đầu với 447 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD; du lịch phục hồi tích cực (7 tháng đầu năm có 2,1 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam, cao hơn cả năm 2023).

Hợp tác nông nghiệp giữa hai nước có tiến triển mới với việc hai bên cơ bản hoàn thành thủ tục xuất khẩu chính ngạch một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, ớt tươi, chanh leo...; giao lưu hữu nghị nhân dân được tăng cường, số lượng lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc lên tới hơn 23.000 người, cao gấp đôi so với giai đoạn trước dịch COVID-19.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa tăng trưởng, dựa trên nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiện, Trung Quốc đang thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Hai bên cũng đang thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác mới về hạ tầng, tiện lợi hóa thương mại.

Tình hình biên giới trên đất liền về tổng thể duy trì ổn định; tình hình Biển Đông cơ bản được kiểm soát tốt; các cơ chế trao đổi, đàm phán giữa hai bên về vấn đề trên biển được duy trì thường xuyên. Hai bên đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tại buổi tiếp Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh ngày 25/7/2024 ở Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Việt Nam xác định coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục bám sát, quán triệt, thực hiện hiệu quả nhận thức chung quan trọng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, không ngừng làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược thực sự tốt đẹp, ổn định và bền vững lâu dài, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác của thế giới và khu vực.

Về phần mình, ông Vương Hộ Ninh khẳng định, Trung Quốc coi Việt Nam là ưu tiên và sự lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chiều 15/8 đã ra thông báo về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đồng thời khẳng định Trung Quốc mong đợi chuyến thăm sẽ làm sâu sắc thêm việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, việc Tổng Bí thư Tô Lâm chọn Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức, đã phản ánh đầy đủ sự coi trọng cao độ đối với việc phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam.

"Trung Quốc mong đợi thông qua chuyến thăm này, hai nước sẽ tiếp tục phát huy tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc thêm việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam, cùng nhau đi tốt con đường hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc của riêng mình, cùng thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới"- Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên cũng khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

Phát biểu tại “Hội nghị giao ban hiệp hội, gặp gỡ, giao lưu hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc” chủ đề “Tăng cường hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đầu tư, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc – Việt Nam” ngày 16/10/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Ngọc Liêm, giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh (VCCI HCM) nhận định Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại song phương.

Theo ông Liêm, cộng đồng doanh nghiệp 2 nước có một nền tảng quan hệ hữu nghị rất gắn bó. Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì Trung Quốc là một thị trường rất gần về mặt địa lý, tiết giảm được chi phí về tiếp vận. Đó cũng là một thị trường rất quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam. Nếu xuất khẩu là một mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam thì nền tảng cho xuất khẩu chính là nguồn nguyên liệu. Trung Quốc chính là nơi cung cấp 33%, rồi mới tăng lên 36% nguyên liệu, máy móc sử dụng trong sản xuất của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đặt chính sách tập trung vào các mũi nhọn sản xuất công nghệ cao. Thành thử các ngành công nghiệp nhẹ có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia khác. Việt Nam là một nước ngay bên cạnh, có quan hệ hữu nghị nên Việt Nam cũng là một thị trường rất tiềm năng cho đầu tư của Trung Quốc.

Tuy vậy, ông Liêm đánh giá mối quan hệ doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc chưa tương xứng với quan hệ 2 nước nói chung. Vai trò của doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Việt Nam còn mờ nhạt. Số doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam là khoảng 10 ngàn, vẫn còn khiêm tốn so với quy mô, tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc trên thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ cao, từ vũ trụ cho tới trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, sự hiện diện của những doanh nghiệp như vậy ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Theo ông Liêm, hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, thời vụ cao nên ít tính bền vững. Cùng với đó là vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp 2 bên vẫn còn thấp. Tiếng nói của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ chế cụ thể trong thương mại, đầu tư giữa 2 nước còn rất hạn chế. Còn rất nhiều hàng hóa chưa có quy định cụ thể để các doanh nghiệp có thể yên tâm xuất khẩu hàng với nhau cũng như đầu tư vào thị trường của nhau. Trong câu chuyện này, vai trò của các hiệp hội rất quan trọng.

Từ những thực trạng đó, VCCI HCM đã đề xuất một số giải pháp. Trước hết là tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc trong việc hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Liêm nêu đề xuất 2 bên sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ hằng năm để hiệp hội doanh nghiệp 2 nước nói lên các nhu cầu, nguyện vọng của mình đối với thị trường bên kia.

Khi hai bên đã có sự liên hệ như vậy thì sẽ cần một đơn vị phụ trách kết nối. VCCI HCM đề xuất thành lập một ban thư ký làm đầu mối liên hệ, khảo sát nhu cầu doanh nghiệp, gặp gỡ giao lưu định kỳ và tham mưu ban lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp các chương trình, kế hoạch hợp tác. Ông Liêm đề xuất buổi gặp gỡ hằng năm sẽ diễn ra vào tháng 9 hoặc tháng 10, là 2 tháng có quốc khánh của 2 nước.

Tiếp theo, VCCI đề xuất thành lập Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc – ASEAN cùng trung tâm kinh tế phía Nam của Việt Nam. Hội đồng này sẽ góp ý, xây chính sách quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Trung Quốc ASEAN, xúc tiến hỗ trợ theo từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể giữa các bên.

“Chúng ta sẽ chung tay để việc kinh doanh của doanh nghiệp hai bên có được một sự phát triển đột phá đúng tầm với quy mô kinh tế của Trung Quốc cũng như quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam”, ông Liêm nói.