Sư Phạm Toán Tiếng Anh

Sư Phạm Toán Tiếng Anh

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: D01: 26.1 D14: 26.1 D15: 26.1

- Dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 26.1

- Xét tuyển vào ngành Sư phạm bằng điểm học bạ THPT

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 28.00

- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của Nhà trường.

- Xét tuyển thẳng vào học bổ sung kiến thức.

Giới thiệu ngành Sư phạm Tiếng Anh CTU

Theo học chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh (Mã ngành: 7140231) tại trường Đại học Cần Thơ (CTU) sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn Tiếng Anh về các kỹ năng ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, dịch thuật,… Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp thu kiến thức các bộ môn như tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, từ đó có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào quá trình giao tiếp với người nước ngoài, dạy học bộ môn Tiếng Anh ở các cấp học đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên. CTU cung cấp chính sách miễn học phí 100% cho sinh viên theo học ngành Sư phạm Tiếng Anh, giúp cho sinh viên không phải lo lắng về chi phí học tập. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Anh khá đa dạng: giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trung tâm ngoại ngữ dành cho mọi lứa tuổi, biên dịch viên tại các nhà xuất bản, phiên dịch viên cho các cơ quan ngoại giao, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế...

1. Chuẩn kỹ năng ngoại ngữ Chương trình đào tạo nhằm giúp người học Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với tiếng Anh; Đạt chuẩn đầu ra bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với các ngoại ngữ khác theo yêu cầu về ngoại ngữ 2. 2. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Chương trình đào tạo nhằm giúp người học Nắm bắt được các nguyên tắc sử dụng công nghệ hỗ trợ công tác chuyên môn trong dạy và học ngoại ngữ; Khám phá, khai thác và thực hành sử dụng các công nghệ hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, dạy và học ngoại ngữ. Thiết kế và tạo ra các nguồn tài nguyên (resources) và tài liệu hỗ trợ hiệu quả cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ. 3. Kiến thức 3.1. Kiến thức chung Chương trình đào tạo nhằm giúp người học Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo; Vận dụng được các kiến thức đã học đê lý giải các hiện tượng xã hội và thực tiễn công việc một cách khoa học. Tiến hành được các công việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. 3.2. Kiến thức chuyên ngành Kiến thức ngôn ngữ Chương trình đào tạo nhằm giúp người học Tích lũy được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, ngữ pháp; hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng) để phục vụ công tác thực tiễn cũng như để học các chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước; Nắm vững được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, ngữ pháp; hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng) để sử dụng thông thạo trong quá trình giao tiếp và lý giải các hiện tượng ngôn ngữ; Vận dụng được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, ngữ pháp; hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng) vào kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ một cách thuần thục ở cấp độ 5 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương C1 theo khung CEFR. Kiến thức văn hóa xã hội Chương trình đào tạo nhằm giúp người học Tích lũy được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế ...) của Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, các nước trong khu vực Đông Nam Á; Phân tích đối chiếu ở mức độ cơ bản các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế ...) của Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, các nước trong khu vực Đông Nam Á với Việt Nam; Vận dụng được kiến thức nền tảng về văn hóa xã hội của Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, các nước trong khu vực Đông Nam Á vào các tình huống giao tiếp ngôn ngữ và giảng dạy có yếu tố giao thoa văn hóa. Kiến thức chuyên ngành Tích lũy được các kiến thức cơ bản về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ; Phân tích, tổng hợp được các kiến thức cơ bản về giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ; Vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện hiệu quả các chương trình giảng dạy chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ; Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng Anh) trong công việc có liên quan đến chuyên ngành giảng dạy một cách trôi chảy, thông suốt trong các ngữ huống thông thường của thực tiễn nghề nghiệp; Sử dụng được kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đánh giá các ngôn ngữ văn bản sử dụng trong nghề nghiệp, trong thực tiễn dạy và học, và các văn bản hồ sơ học tập của sinh viên.