[2] Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
[2] Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Ông Hoàng Minh Chiến-Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thông tin thêm, kỳ xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm 2022 diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm tích cực của trên 1.000 doanh nghiệp trong cả nước nộp hồ sơ và đăng ký tham gia Chương trình.
Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai, ngày 29/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-BCT công nhận 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022.
Điểm mới của các thương hiệu được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 theo ông Chiến là số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2020 (124 doanh nghiệp).
Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cũng tăng mạnh với 64 doanh nghiệp, chiếm 37,2% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào, đó là 19 doanh nghiệp đã có 08 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008.
Đặc biệt, trong số các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, như VAS Nghi Sơn, Nova Land, Bảo Việt, VNPT…
Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trải dài trên 30 ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 đến từ 35 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Những sản phẩm, dịch vụ còn mới mẻ như thanh toán điện tử, quản lý khách sạn, logistics… chứng tỏ hơn nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực về tầm quan trọng của thương hiệu đã được nâng cao.
Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 mang chủ đề “Kiến tạo tương lai” sẽ diễn ra vào ngày 2/11/2022 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia.
Tầng 1, số nhà 15, lô TT3, khu đô thị mới Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Thôn Hồng Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Studio Duyên Hải, TDP 7 thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Cửa hàng Cường Lan, thôn Tiền Phong, xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hiển thị 24–46 của 1226 kết quả
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch, Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang tham gia tích cực và sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong tiến trình đó, việc khẳng định vị thế của quốc gia trong nhận thức của cộng đồng quốc tế là một yêu cầu tất yếu, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để thành công, chúng ta cần xây dựng những thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Một lần nữa ông Hải khẳng định, Chương trình không phải là giải thưởng mà việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của Chương trình.
Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp, nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước, đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
“Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm, điều hành hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Hải nhấn mạnh.
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò quan trọng của thương hiệu trong việc gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và khẳng định vị thế trên thị trường thông qua 3 tiêu chí “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”.
Đồng thời, thông qua các hoạt động quảng bá và hỗ trợ doanh nghiệp, Chương trình đã tăng cường sự nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt; tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
Đóng góp vào những thành quả của Chương trình, ông Hải đề cao sự đồng hành, chung tay tích cực của các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Ông cho rằng, các doanh nghiệp là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt, hình thành các chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng vị thế cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế.