Điều Kiện Fca Trong Incoterm 2020

Điều Kiện Fca Trong Incoterm 2020

Điều kiện FCA - Free Carrier trong Incoterms 2020 có nghĩa là Giao cho người chuyên chở là điều kiện giao hàng nhóm F được sử dụng phổ biến trong phiên bản Incoterms 2020.

Điều kiện FCA - Free Carrier trong Incoterms 2020 có nghĩa là Giao cho người chuyên chở là điều kiện giao hàng nhóm F được sử dụng phổ biến trong phiên bản Incoterms 2020.

Vận đơn với dấu On-board trong mua bán theo điều kiện FCA

FCA là điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Giả sử hàng hóa được một người giao nhận nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board được phát hành bởi người chuyên chở từ Las Vegas, bởi lẽ thành phố này không có cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập bén để lấy hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bán hàng tại Las Vegas cần một vận đơn với dấu On-board (phổ biến nhất là khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu hoặc tín dụng thư), mặc dù trên thực tế hàng hóa sẽ phải được người chuyên chở đến Las Vegas lầy hàng sau đó mới đưa lên tàu chuyên chở tại Los Angeles.

Để giải quyết các trường hợp mà sử dụng điều kiện FCA nhưng người bán vẫn cần 1 vận đơn có dấu On-board thì ở Incoterms 2020, điều kiện FCA đã quy định thêm việc người chuyên chở có thể được người mua hàng chỉ định để phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán.

Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng về việc này, người mua sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành 1 vận đơn có dấu On-board cho người bán. Nếu người chuyên chở đồng ý với điều này theo như yêu cầu của người mua, thì khi hàng hóa đã lên tàu tại Los Angeles, người chuyên chở sẽ phát hành cho người bản 1 vận đơn có dấu On-board trên đó. Việc này tuy giải quyết vấn đề về việc người bán có thể gặp những trường hợp cần vận đơn On-board đã nêu ở trên, nhưng dường như trở nên không cần thiết bởi vì khi người chuyên chở phát hành cho người bán một vận đơn On-board thi sau đó người bán sẽ vẫn phải gửi bộ vận đơn lại cho người mua để có thể nhận hàng. Hai bên có thể, ngay từ khi đàm phán, thỏa thuận về việc yêu cầu xuất trình một vận đơn xác nhận rằng người chuyên chở đã nhận hàng để xếp lên tàu.

»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nhận xét về điều kiện giao hàng FCA:

- FCA trong vận tải đường hàng không gần như tương tự với FOB trong vận tải đường biển. Trong nhiều trường hợp, hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu thay đổi điều kiện giao hàng trên hợp đồng hoặc Invoice từ FOB sang FCA nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không.

- FCA thông thường người bán không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận của đôi bên thì người bán sẽ làm bằng chi phí của mình hoặc chi phí của người mua. Vì thủ tục xuất khẩu tại nước sở tại, người bán sẽ nắm rõ hơn người mua về những thủ tục và giấy tờ cần thiết.

- FCA vẫn là một trong nhiều điều kiện được sử dụng nhiều tại Việt Nam đối với vận tải đường hàng không (tương tự như FOB). Vì người nhập khẩu tại Việt Nam sẽ chủ động book cước vận tải quốc tế, chủ động trong việc lấy hàng tại nước xuất khẩu, kiểm tra chi tiết hàng hóa trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải quốc tế.

Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác

Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương và hơn 300 nhân sự

Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.

Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS

Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi - công ty logistics cuocvanchuyen để được tư vấn chi tiết hơn.

ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG FCA (FREE CARRIER)

- FCA (Free Carrier) - “Giao hàng cho người chuyên chở” là người bán chịu chi phí vận tải nội địa để giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng hoặc sân bay xuất khẩu.

Công thức : FCA, [địa điểm giao hàng], Incoterms 2020

Ví dụ: FCA 36 Bui Thi Xuan Street, District 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam Incoterms 2020

- Giao tại địa điểm chỉ định cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định (điểm chỉ định đó thường là cảng hoặc sân bay)

- Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển)

- Chịu Local Charge ở đầu xuất và đầu nhập

- Vận chuyển hàng từ cảng đến tới kho người mua bằng phương tiện vận tải nội địa.

- Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua và nhập kho.

- Sản xuất, đóng gói hàng hóa, vận tải đến địa điểm chỉ định…

- Thông quan hàng hóa tại 2 đầu xuất nhập, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải chính và dỡ hàng từ phương tiện vận tải chính, cước phí vận chuyển quốc  tế, phí vận chuyển nội địa tại đầu nhập khẩu và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng,….

Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định.

Bảo hiểm hóa trong hợp FCA Incoterms

Theo các quy định trong điều kiện FCA Incoterms, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, bên có đoạn rủi ro dài hơn được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng.

Trong trường hợp này, khuyến khích bên mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Trên đây là các thông tin về FCA Incoterms và các quy định về trách nhiệm của 2 bên mua và bán trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hay các bên tham gia thương mại quốc tế nắm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giao nhận hàng hóa quốc tế. Từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nếu bạn cần hỗ trợ triển khai các hoạt động trong khâu xuất nhập khẩu hàng hóa có thể tham khảo dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói tại TSL. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, am hiểu mọi thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu sẽ giúp lô hàng của bạn vận chuyển an toàn và thông quan nhanh chóng. Giảm thiểu chi phí và rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

FCA (viết tắt bởi cụm từ: Free Carrier)- Giao cho người chuyên chở (ghi kèm nơi giao hàng qui định) Incoterms® 2020 là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) công bố.

“Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua tại nơi giao hàng qui định khi:

Cách thể hiện của điều kiện FCA trên hợp đồng ngoại thương:

FCA [địa điểm giao hàng chỉ định] Incoterm 2020

Chẳng hạn địa điểm giao hàng được người mua chỉ định tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng có địa chỉ ở 01 Yết Kiêu, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng. . FCA của hợp đồng ngoại thương này sẽ được thể hiện như sau: FCA 01 Yet Kieu, Tho Quang, Sơn Tra, Da Nang, Viet Nam Incoterms 2020.

1. Về phương thức vận tải: Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA – Free Carrier): Thời điểm giao hàng và chuyển rủi ro cho người mua khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người chuyên chở do người mua chỉ định khi:

– Hàng được bốc lên phương tiện vận tải do người mua thu xếp tại cơ sở của người bán, hoặc

– Hàng trên phương tiện vận tải chở đến nơi quy định khác, sẵn sàng dỡ hàng.

3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể: Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, cũng đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.

4. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

5. Vận đơn có ghi chú “ On board – trên tàu” trong quy tắc Incoterms®  FCA (Bills of lading with an on-board notation and the FCA Incoterms® rule)

Đây có thể coi là một sự thay đổi đáng chú ý trong Incoterms® 2020. Trước tiên, chúng ta hãy hình dung lại điều khoản FCA gốc, thì người bán phải giao hàng cho người mua hoặc bằng cách bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua thuê để đến lấy hàng tại cơ sở của người bán, hoặc hàng hóa phải được đưa tới địa điểm giao hàng nằm ngoài nhà máy/kho của người bán và hàng hóa sẵn sàng để dỡ khỏi phương tiện của người bán.

Vấn đề được đặt ra ở đây là khi người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định nhưng khi giao thì hàng không được bốc trực tiếp lên phương tiện chuyên chở quốc tế mà là lên một phương tiện vận tải dùng để trung chuyển. Nếu hai bên sử dụng thanh toán bằng hình thức L/C (Letter of Credit), thường thì ngân hàng sẽ yêu cầu người bán phải xuất trình một Bill of lading/Vận đơn có dấu “On-board” trên đó thì mới thanh toán cho người bán.

Nhưng nếu là tàu chuyên chở quốc tế sẽ thường họ sẽ không cung cấp vận đơn On-board cho người bán, người mà không trực tiếp giao hàng lên trên phương tiện chuyên chở quốc tế của họ nếu xét ở trường hợp chúng ta đang đề cập ở trên, Vậy chúng ta sẽ xử lý thế nào?

Hãy sử dụng Incoterms® 2020 trong trường hợp này, vì điều kiện FCA sửa đổi cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng rằng người bán có thể chỉ định người chuyên chở mà họ thuê cấp cho người bán một Vận đơn đóng dấu “On-board” để có thể dễ dàng làm thủ tục thanh toán[3].

Điều A6 trong quy tắc FCA qui định:

“Where the buyer has instructed the carrier to issue to the seller a transport document under B6, the seller must provide any such document to the buyer.”

(Khi người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải theo Điều B6, người bán phải cung cấp bất kỳ chứng từ nào như vậy cho người mua.)

Nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn nêu trên của các bên Incoterms® 2020 lần đầu tiên đưa ra qui định về vận đơn với ghi chú “On board” trong quy tắc FCA. Theo đó, nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán về vận đơn với ghi chú “On board”, người mua có nghĩa vụ chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ này. Đương nhiên, người chuyên chở chỉ có quyền đồng ý với yêu cầu của người mua, với điều kiện là hàng hóa đã được bốc lên trên tàu tại cảng bốc. Chi phí và rủi ro để lấy chứng từ  này người mua phải chịu. Khi người chuyên chở đã phát hành chứng từ như vậy cho người bán, người bán mới có nghĩa vụ cung cấp đúng chứng từ đó cho người mua.

Chắc chắn là ngày hàng được bốc lên tàu thể hiện trên vận đơn sẽ sau ngày người bán giao hàng cho người chuyên chở tại nơi qui định trong nội địa. Khó khăn cho người bán là khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, vận đơn này sẽ bị từ chối thanh toán nếu ngày hàng được bốc lên tàu sau thời hạn giao hành qui định trong L/C[4].

III. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN TRONG ĐIỀU KIỆN FCA

A1. Nghĩa vụ chung của người bán

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định. Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định hoặc trong khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm trong khoảng thời gian này được người mua thông báo theo mục B10(b).

Việc giao hàng được hoàn thành:

Nếu một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định không được người mua thông báo theo mục B10(d) và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình.

Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc kí kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.

Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó.

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.

Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2.

Người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển hàng hóa cho người mua.

Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải theo như mục B6 thì người bán sau đó cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua.

A7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là:

b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu

Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước nhập khẩu.

A8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy A8 định ở mục A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.

a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9;

b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao;

c) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu, nếu có, nộp thuế xuất khẩu và bất kì chi phí nào khác phải trả khi xuất khẩu theo như mục A7(a); và

d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a).

Người bán phải thông báo cho người mua bất ki thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như mục A2 hoặc báo cho người mua biết kịp thời việc người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận được hàng trong thời gian quy định.

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.

Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao B3 theo mục A2.

a) Người mua không thể chỉ định một người chuyên chở hoặc người khác theo như mục A2 hoặc thông báo cho người bán như mục B10; hoặc

b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định theo mục B10(a) đã không nhận được hàng, người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như mục A4.

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.

B6. Bằng chứng của việc giao hàng

Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2. Nếu các bên đã thỏa thuận, người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải chứng minh rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu (ví dụ như là vận đơn có dấu On-board)

B7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu

Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.

Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu, như là:

B8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán.

a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo mục A9;

b) Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b);

c) Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu theo như mục B7(b); và

d) Trả mọi chi phí phát sinh do không chỉ định được người chuyên chở hoặc người khác đến nhận hàng theo như mục B10 hoặc do người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định theo mục B10 không nhận được hàng với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng.

Người mua phải thông báo cho người bán về:

a) Danh tính của người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định để nhận hàng trong một khoảng thời gian phù hợp để người bán có thể sắp xếp việc giao hàng theo như mục A2;

b) Thời điểm nhận hàng nếu người mua xác định nhận hàng vào một thời điểm nhất định thuộc khoảng thời gian đã định đề người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định có thể nhận hàng;

c) Phương tiện chuyên chở được sử dụng bởi người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định; và

d) Địa điểm chính xác mà người mua muốn nhận hàng, thuộc nơi giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.

IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐIỀU KIỆN EXW[5]

– Người mua có thể nắm bắt tốt các loại phí phát sinh (nếu có), ví thế kiểm soát mức giá hiệu quả hơn. Bên bán có thể thỏa thuận nâng giá bán vì chịu nhiều trách nhiệm, nhưng bên mua cũng có thể chủ động cân nhắc để đạt được mức giá thỏa thuận tốt nhất.

– Việc thông quan hàng hóa và các thủ tục phiền phức liên quan sẽ được người bán thực hiện nhanh chóng thông qua sự am hiểu quy định địa phương. Nhờ đó mà người mua không phải quá bận tâm và áp lực. Họ chỉ cần tìm thuê đơn vị vận chuyển và lựa chọn điểm nhận hàng phù hợp.

– Người bán chấm dứt trách nhiệm khi bàn giao hàng hóa đã thông quan. Lúc này người mua cần phải thực hiện trách nhiệm mua bảo hiểm, cũng như tự gánh các rủi ro về sau trong quá trình vận chuyển. Thời gian vận chuyển càng lâu, thì nguy cơ rủi ro cũng càng tăng.

– Vì trách nhiệm người bán chấm dứt rất nhanh ngay sau khi giao hàng. Nên người mua cần có kinh nghiệm trong hoạt động mua hàng quốc tế. Phải có thế mạnh trong việc tìm kiếm nhà vận tải.

– Để quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi, thì tinh thần thiện chí của bên mua rất quan trọng. Họ phải sắp xếp địa điểm giao hàng cũng như lựa chọn và lên kế hoạch nhận hàng cho bên vận chuyển cụ thể.

Nhìn chung, điều kiện FCA có tính ứng dụng cao, khá phù hợp với mọi loại phương thức vận tải, và cả vận tải đa phương thức. Nếu bạn là một nhà nhập khẩu, có thể cân nhắc lựa chọn điều kiện FCA để chủ động hơn trong quá trình giao nhận, chỉ định nhà vận chuyển thích hợp nhất với mình. Đặc biệt FCA cũng được đề xuất nhiều hơn so với các loại khác. Điều lưu ý khi sử dụng FCA là người mua phải có thế mạnh trong việc tìm kiếm các nhà vận tải. Phải có kinh nghiệm trong mau bán quốc tế, vì người mua sẽ phải chịu nhiều rủi ro về hàng hoá nhiều hơn. FCA đặc biệt phù hợp với các đơn vị đã có nhà xưởng, cơ sở nước ngoài. Các công ty xuyên quốc gia đã có thời gian đầu từ lâu dài ở Việt Nam.

[1] Tô Bình Minh, Incoterms 2020 Giải thích và hướng dẫn sử dụng (2020) Trang 37

[3] https://hameco.com.vn/incoterm-2020-va-nhung-thay-doi-cot-loi-n96.html?lang=vn

[4] Tô Bình Minh, Incoterms 2020 Giải thích và hướng dẫn sử dụng (2020) Trang 52

[5] https://sec-warehouse.vn/dieu-kien-giao-hang-fca-la-gi.html

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: [email protected]    [email protected]

Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn