Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Giá Bao Nhiêu

Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Giá Bao Nhiêu

Bệnh cúm cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp đe dọa nguy cơ thai kỳ, sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật ống thần kinh, bất thường tim mạch, trẻ sinh ra thấp bé nhẹ cân… Chủ động tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai hoặc sau tam cá nguyệt thứ nhất là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, bảo vệ cả mẹ và con khoẻ mạnh, an toàn. Vậy, phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu? Tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ được không? Cần lưu ý những gì trước khi tiêm?

Bệnh cúm cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp đe dọa nguy cơ thai kỳ, sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật ống thần kinh, bất thường tim mạch, trẻ sinh ra thấp bé nhẹ cân… Chủ động tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai hoặc sau tam cá nguyệt thứ nhất là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, bảo vệ cả mẹ và con khoẻ mạnh, an toàn. Vậy, phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu? Tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ được không? Cần lưu ý những gì trước khi tiêm?

Vì sao đã tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rồi vẫn bị cúm?

Không chỉ đối với vắc xin cúm, hầu hết các vắc xin đều có tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, có nghĩa là vẫn có một tỷ lệ nhỏ hệ thống miễn dịch của người tiêm không đáp ứng tốt trong việc tạo ra kháng thể chống lại các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin.

Tuy nhiên, nếu người tiêm chẳng may mắc bệnh thì bệnh thường diễn biến rất nhẹ, nhanh chóng phục hồi mà không có biến chứng nặng hay tử vong. Vì thế, mặc dù mắc bệnh sau khi tiêm vắc xin nhưng vắc xin vẫn đảm bảo giá trị bảo vệ sức khỏe người tiêm khỏi nguy cơ bệnh nặng, biến chứng nghiêm trọng, di chứng kéo dài và tử vong.

Bên cạnh đó, đã tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rồi vẫn có thể mắc cúm do cơ thể đã phơi nhiễm với virus cúm trước khi tiêm hoặc khi vừa mới tiêm vắc xin xong. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ chưa kịp sản sinh kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra chưa đủ để bảo vệ người tiêm khỏi mắc bệnh. Như trên đã đề cập, cần khoảng 2 – 3 tuần sau tiêm thì vắc xin cúm mới phát huy tác dụng.

Trong một số trường hợp, mặc dù đã tiêm vắc xin cúm nhưng không tiêm nhắc lại một mũi hàng năm thì người tiêm vẫn đe dọa nguy cơ mắc bệnh vì virus cúm thay đổi cấu trúc kháng nguyên bề mặt hàng năm, mỗi năm virus cúm lưu hành sẽ khác với virus cúm đang lưu hành trong năm trước.

Do đó, mỗi năm sẽ có một loại vắc xin phòng cúm mới với khả năng bảo vệ người tiêm chống lại các chủng virus cúm đang lưu hành trong năm đó, không mang lại giá trị phòng ngừa cho mùa cúm của năm sau, tức vắc xin cúm chỉ có hiệu lực trong 1 năm.

Trước khi mang thai đã tiêm phòng cúm, sau khi có bầu cần tiêm ngừa cúm không?

KHÔNG. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, thường là 1 năm. Trong khi đó, thời gian thai kỳ thường kéo dài trong hơn 9 tháng, chính vì thế nếu trước khi mang thai đã tiêm cúm, trong quá trình mang thai không cần tiêm thêm cúm nữa.

Tuy nhiên, sau khi thai kỳ kết thúc, phụ nữ cần tiếp tục tiêm ngừa vắc xin cúm sau 1 năm kể từ thời điểm tiêm cúm tiền mang thai trước đó và tiêm nhắc lại một mũi hàng năm để kịp thời sinh kháng thể với các chủng virus cúm mới đang lưu hành trong năm đó, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình.

Khám sàng lọc trước khi tiêm

Theo quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, người tiêm cần phải được khám sàng lọc trước tiêm để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và lịch sử tiêm chủng để đưa ra những chỉ định tiêm chủng chính xác, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm. Trong quá trình khám sàng lọc, người tiêm cần thông báo cho bác sĩ về những tiền sử dị ứng với các thành phần hóa chất, các phản ứng sau tiêm các vắc xin trước đây, hiện trạng dùng thuốc, các liệu pháp điều trị đang sử dụng, thời điểm dự định mang thai…

Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu hay mấy tháng?

Nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo hệ thống miễn dịch của người phụ nữ kịp thời hoạt động, sinh kháng thể chủ động bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các nguy cơ bất lợi về sức khỏe trong quá trình mang thai vì sau khi tiêm, vắc xin sẽ không mang lại hiệu quả ngay lập tức mà cần có thời gian để kích thích hệ miễn dịch hoạt động và sinh kháng thể.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia lưu hành cúm quanh năm với 2 đỉnh dịch của mùa cúm mỗi năm, thường là trước tháng 3 đến tháng 4 và trước tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Chính vì thế, để vắc xin cúm đạt hiệu quả tốt nhất, tất cả trẻ em và người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai, phụ nữ dự định mang thi cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng cúm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 2 đỉnh dịch nêu trên.

Tiêm vắc xin cúm bao lâu thì có tác dụng?

Khoảng 2 – 3 tuần sau tiêm, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng miễn dịch của mỗi cá nhân, vắc xin cúm sẽ phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể người tiêm chống lại sự tấn công, lây nhiễm và gây bệnh của virus cúm. Bởi sau khi tiêm vắc xin, cần một khoảng thời gian nhất định để vắc xin đi vào cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch làm việc, giải phóng các tế bào miễn dịch hoạt động, sản sinh kháng thể và hình thành “trí nhớ miễn dịch” nên vắc xin sẽ không mang lại hiệu quả tức thời.

Tiêm đầy đủ các vắc xin quan trọng trước và trong thai kỳ

Bên cạnh vắc xin cúm, phụ nữ cũng cần tiêm thêm nhiều loại vắc xin quan trọng khác theo chỉ định của bác sĩ như vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, thủy đậu tiêm tốt nhất 3 tháng trước mang thai, bạch hầu – ho gà uốn ván có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ, vắc xin ngừa viêm gan A, B, vắc xin phòng các bệnh lý do HPV, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não do não mô cầu cần hoàn thành phác đồ trước mang thai tốt nhất 1 tháng…

Các loại vắc xin phòng cúm cho phụ nữ trước khi mang thai

Hiện nay, tại Việt Nam có 04 loại vắc xin phòng cúm cho phụ nữ trước khi mang thai, bao gồm:

Trong đó, vắc xin cúm tam giá Ivacflu-S chỉ có thể tiêm cho phụ nữ tiền mang thai, bởi hiện chưa có dữ liệu an toàn và hiệu quả khi sử dụng tiêm cho phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Trong khi đó, cả 3 loại vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra và GCFlu Quadrivalent đều có thể tiêm cho phụ nữ trước và trong thai kỳ, ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, tốt nhất là sau tam cá nguyệt đầu tiên. (2)

Lưu ý khi tiêm ngừa cúm trước khi có thai

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm ngừa đạt mức tối ưu, phụ nữ tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai cần lưu ý:

Phụ nữ tiền mang thai cần tìm hiểu trước các thông tin cơ bản về loại vắc xin, thông tin thành phần, tác dụng, hiệu lực bảo vệ, các tác dụng phụ có thể gặp phải, lịch tiêm… để có thể đưa ra các quyết định tiêm chủng thông thái, có cơ sở để đối chiếu với các thông tin được cung cấp từ nhân viên y tế khi tiêm chủng, đảm bảo quyền lợi tiêm chủng tối đa.

Theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm

Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để được nhân viên y tế theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe sau tiêm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau tiêm chủng (như dị ứng, sốc phản vệ…) để xử trí kịp thời.

Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín

Cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng vắc xin có độ uy tín cao, có đầy đủ vắc xin chất lượng cao, cam kết bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP, đảm bảo thực hiện quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, quy trình xử trí phản ứng sau tiêm chặt chẽ, nghiêm ngặt. Ngoài ra, để tối ưu hóa trải nghiệm tiêm phòng cúm trước khi mang thai, có thể lựa chọn tiêm ngừa tại các địa chỉ tiêm chủng có dịch vụ tiêm ngừa cao cấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, cơ sở hạ tầng khang khang, cơ sở vật hiện đại, cao cấp, có nhiều cơ sở lớn trên toàn quốc để thuận tiện trong việc tìm kiếm và di chuyển đến tiêm ngừa.