1 Scotiabank; Bloomberg; Ward’s, Toàn cầu, tháng 10 năm 20202 IHS Markit, Hoa Kỳ, Tháng 10 năm 20203 Xu hướng quảng cáo toàn cầu của WARC: Tình trạng ngành 2020/1, Toàn cầu, Tháng 11 năm 20204 Tình hình phát trực tuyến của Conviva, Toàn cầu, Quý 3 năm 20205 Nghiên cứu về mua sắm ô tô của Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 20206 Thông tin chi tiết Deloitte - Xe điện, Toàn cầu, Tháng 7 năm 20207 Nghiên cứu về khán giả truyền hình của Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 8 năm 20208 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 20209 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 202010 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 202011 Ảnh hưởng truyền thông của Nielsen and nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, 2021
1 Scotiabank; Bloomberg; Ward’s, Toàn cầu, tháng 10 năm 20202 IHS Markit, Hoa Kỳ, Tháng 10 năm 20203 Xu hướng quảng cáo toàn cầu của WARC: Tình trạng ngành 2020/1, Toàn cầu, Tháng 11 năm 20204 Tình hình phát trực tuyến của Conviva, Toàn cầu, Quý 3 năm 20205 Nghiên cứu về mua sắm ô tô của Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 20206 Thông tin chi tiết Deloitte - Xe điện, Toàn cầu, Tháng 7 năm 20207 Nghiên cứu về khán giả truyền hình của Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 8 năm 20208 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 20209 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 202010 Nghiên cứu mua sắm ô tô Kantar và Amazon Ads, Hoa Kỳ, Tháng 4 năm 202011 Ảnh hưởng truyền thông của Nielsen and nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, 2021
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như sau:
+ UBND cấp xã có quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân; đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, công dân cần làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện.
+ Tòa án nhân dân các cấp có quyền thẩm tra, xét xử, áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội cho người phạm tội.
+ Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ trong trường hợp cần thiết.
+ Chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính mới có quyền cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ như sau:
+ Giấy phép kinh doanh thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc quyết định doanh nghiệp đã đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp hay chưa. Doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh trong hoạt động mua bán thương mại, sản xuất.
+ Bằng lái xe các hạng như B1, B2... thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc cấp phép cho cá nhân đủ điều kiện về sức khỏe, tinh thần, kiến thức để điều khiển phương tiện giao thông tương ứng. Người tham gia giao thông chỉ được điều khiển phương tiện đúng với hạng giấy phép lái xe được cấp.
Sau đây là một số ví dụ về áp dụng pháp luật giúp cho học sinh có thể làm bài môn GDCD lớp 12 tốt hơn:
Ví dụ 1: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông. (UBND áp dụng Quy định 65/QĐ-TW về luân chuyển cán bộ)
Ví dụ 2: Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện,... không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng. (Cảnh sát giao thông áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Ví dụ 3: Tòa án huyện giải quyết vụ án ly hôn đơn phương (Tòa án áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết vụ án)
Ví dụ 4: UBND ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hay UBND ra quyết định thu hồi đất (UBND áp dụng các quy định về cấp, thu hồi,.... giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013)
Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể cho từng tình huống khác nhau trong cuộc sống:
- Áp dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày:
+ Trong giao thông: Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ, như dừng xe đúng vạch kẻ, nhường đường cho người đi bộ, đội mũ bảo hiểm... Vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
+ Trong mua bán hàng hóa: Khi mua hàng, người tiêu dùng có quyền được bảo vệ theo Luật bảo vệ người tiêu dùng. Nếu sản phẩm mua về bị lỗi, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả hoặc đền bù thiệt hại.
+ Trong lao động: Người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ Bộ luật Lao động. Người lao động có quyền được hưởng lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép... Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương đúng hạn, đảm bảo an toàn lao động...
- Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh:
+ Trong thành lập doanh nghiệp: Để thành lập doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ Luật doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định.
+ Trong ký kết hợp đồng: Các hợp đồng kinh tế phải đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng.
+ Trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Các sản phẩm sáng tạo như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng trái phép các sản phẩm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực khác:
+ Trong hôn nhân và gia đình: Việc kết hôn, ly hôn, nuôi con... được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình.
+ Trong lĩnh vực liên quan đến môi trường: Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong hình sự: Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như trộm cắp, cướp giật, giết người,... sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
+ Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND vừa là hình thức thực hiện pháp luật của UBND, vừa là hình thức UBND tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do đó hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai hiện hành quy định
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng. Áp dụng pháp luật thể hiện bằng nhiều hình thức: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, hay thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Ví dụ như sau:
+ Trưởng Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh A do lái xe có sử dụng rượu, bia, làm phát sinh quan hệ về trách nhiệm hành chính giữa nhà nước và anh A. Anh A bị lập biên bản nộp phạt tại Kho bạc nhà nước, bị tịch thu bằng lái xe 1 tháng vì có hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe.
Áp dụng pháp luật tương tự là giải quyết vụ việc pháp lý cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chung.
Áp dụng pháp luật tương tự có thể được thể hiện dưới hai dạng:
+ Thứ nhất, áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Tức là có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này.
+ Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật. Tức là có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.
Để hiểu rõ hơn, ví dụ thực tiễn áp dụng pháp luật tương tự như sau :
Một bản án về tranh chấp hợp đồng góp hụi có nội dung như sau: “Trong các năm 2023, bà A tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà B, ông C làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà A tham gia 1 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 18/09/2023 âm lịch thì bà B tuyên bố vỡ hụi ngưng khui.
Bà A đã đóng hụi số tiền là 18.000.000 đồng nên khi bà B vỡ hụi, bà A yêu cầu buộc bà B, anh C trả lại cho ông và bà A số tiền hụi”.
Khi này, Tòa án đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A. Buộc bà B và ông C cùng có trách nhiệm trả cho bà B số tiền 18.000.000 đồng.
Khi này, Tòa án có thể áp dụng các quy định của Nghị định 19/2019/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp. Do pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp, nên trong vụ kiện này, Tòa án đã áp dụng tương tự pháp luật.
Việc bà A yêu cầu bà B, anh C cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 8 Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoatieu.vn về vấn đề Ví dụ về áp dụng luật. Mời các bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
Số dư tài khoản (tiếng Anh: Account balance) là số tiền còn lại trong tài khoản của một người dùng sau khi trừ đi tất cả các giao dịch (nợ, tín dụng...) đã thực hiện. Đây là số tiền mà người dùng có thể chi tiêu hoặc rút ra từ tài khoản của họ.